các loại phân npk-te

Phân NPK-TE là gì? Các loại phân NPK-TE phổ biến trên thị trường

Phân NPK-TE là một trong những loại phân bón phức hợp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng. Sự kết hợp giữa các nguyên tố N, P, K cùng với vi lượng (TE) tạo nên một loại phân bón toàn diện, giúp cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Trong bài viết này, hãy cùng TOMAX Holding sẽ cùng tìm hiểu về các loại phân NPK-TE phổ biến trên thị trường, từ đó lựa chọn loại phân phù hợp cho từng loại cây trồng.

các loại phân npk-te

Phân NPK TE là gì?

Phân NPK TE là một loại phân bón tổng hợp, kết hợp giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng, cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng. NPK là viết tắt của ba nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu:

  • N (Nitrogen – Đạm): Hỗ trợ phát triển lá và thân, giúp cây xanh tốt và tăng khả năng quang hợp.
  • P (Phosphorus – Lân): Thúc đẩy sự phát triển của rễ, giúp cây hấp thu nước và dinh dưỡng hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình ra hoa và đậu quả.
  • K (Potassium – Kali): Tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với stress môi trường, cải thiện chất lượng và màu sắc của quả.

TE là viết tắt của Trace Elements (nguyên tố vi lượng), bao gồm những chất quan trọng nhưng cần thiết với hàm lượng rất nhỏ, như kẽm (Zn), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), và molypden (Mo). Những nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý và sinh hóa của cây, như xúc tiến tổng hợp enzyme, cải thiện quá trình quang hợp và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Mặc dù cây chỉ cần một lượng rất nhỏ vi lượng (thường dưới 0,001%), nhưng thiếu hụt chúng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển của cây trồng.

Tại sao nên sử dụng phân NPK TE?

tác dụng của phân npk te

Việc sử dụng các loại phân NPK-TE mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cây trồng:

  • Cung cấp dinh dưỡng toàn diện: Ngoài việc cung cấp các nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự phát triển cơ bản của cây, phân NPK-TE còn bổ sung vi lượng, hỗ trợ quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây, giúp cây phát triển mạnh mẽ, ra hoa và kết quả tốt hơn.
  • Tiết kiệm công sức và chi phí: Thay vì phải bón riêng biệt từng loại phân, việc sử dụng phân NPK-TE giúp giảm thiểu công sức, thời gian và chi phí, đồng thời giảm nguy cơ ngộ độc vi lượng do bón phân quá mức.
  • Cải thiện chất lượng và năng suất: Vi lượng trong phân NPK-TE tham gia vào quá trình hình thành các enzyme và hormone cần thiết cho cây, cải thiện chất lượng quả, tăng năng suất và khả năng chống chịu của cây trồng trước các điều kiện bất lợi.

Các loại phân NPK TE phổ biến hiện nay

loại phân npk te nào tốt nhất

Các loại phân NPK TE chứa vi lượng có thể tồn tại dưới hai dạng chính: vi lượng chelate và vi lượng vô cơ, mỗi loại đều có đặc điểm và ứng dụng riêng.

Định nghĩa: Vi lượng chelate là dạng vi lượng được liên kết với các phức hữu cơ có hình dạng giống càng cua. Các dạng chelate phổ biến như EDTA, DTPA, và EDDHA, trong đó EDTA là phổ biến nhất do khả năng bảo vệ vi lượng khỏi quá trình oxy hóa.

Ví dụ:

  • Đồng Chelate (CuEDTA): Cu = 15%
  • Sắt Chelate (FeEDTA): Fe = 13%
  • Kẽm Chelate (ZnEDTA): Zn = 15%
  • Mangan Chelate (MnEDTA): Mn = 13%

Ưu điểm:

  • Hòa tan dễ dàng: Dễ hòa tan trong nước, giúp cây hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn.
  • Bảo vệ khỏi oxy hóa: Vi lượng chelate không bị oxy hóa trong đất, duy trì hiệu lực của phân bón.
  • Phổ pH rộng: Có thể hoạt động hiệu quả trong nhiều điều kiện pH khác nhau, từ axit đến kiềm.
  • Không bị kết tủa: Giảm nguy cơ kết tủa khi trộn với các loại phân bón khác.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với vi lượng vô cơ, nhưng hiệu quả sử dụng cao hơn đáng kể.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trong sản xuất phân bón cao cấp, phân bón tưới nhỏ giọt, dung dịch thủy canh, và phân bón lá cho cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau ăn lá, hoa kiểng (như bón phân NPK cho hoa hồng, hoa mai..), và cây ăn quả đặc sản.

Định nghĩa: Vi lượng vô cơ là muối của các nguyên tố vi lượng với các gốc như Sunlfate, Clorua, hoặc Cacbonat.

Ví dụ:

  • Đồng Sulfate (CuSO4.5H2O): Cu = 25%; S=12%
  • Sắt Sulfate (FeSO4.7H2O): Fe = 20%; S = 18%
  • Kẽm Sulfate (ZnSO4.7H2O): Zn = 22,8%; S = 17,8%
  • Mangan Sulfate (MnSO4.7H2O): Mn = 19%; S = 11%
  • Axit Boric (H3BO3): B = 17%

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ: Thích hợp cho những cây trồng không yêu cầu quá cao về chất lượng phân bón.
  • Hàm lượng vi lượng cao: Đảm bảo cung cấp đủ vi lượng cho cây trồng.
  • Một số loại tan hoàn toàn trong nước: Như ZnSO4.7H2O, giúp cây dễ hấp thu.

Nhược điểm:

  • Ảnh hưởng bởi pH: Dễ bị kết tủa trong môi trường pH trung tính hoặc kiềm, giảm hiệu quả hấp thu.
  • Khả năng gây ngộ độc: Nếu sử dụng quá liều hoặc nồng độ cao, có thể gây ngộ độc cho cây trồng.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trong sản xuất phân bón NPK thông thường, phù hợp cho các loại cây trồng phổ thông, không đòi hỏi quá nhiều về chất lượng phân bón.

Lưu ý khi sử dụng phân NPK TE

lưu ý khi sử dụng phân bón npk te

Khi sử dụng các loại phân NPK-TE cho cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả tối ưu và tránh gây hại cho cây. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:

  • Xem kỹ thành phần: Luôn kiểm tra và đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm, chú ý đến tỷ lệ % của các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, và vi lượng. Điều này giúp xác định đúng loại phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
  • Chọn sản phẩm uy tín: Tránh mua các loại phân bón không ghi rõ thành phần và hàm lượng dinh dưỡng để đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Lựa chọn phân bón phù hợp: Tùy thuộc vào ngân sách và nhu cầu của cây trồng, nhà nông có thể lựa chọn phân NPK TE bổ sung vi lượng chelate hoặc vi lượng vô cơ. Vi lượng chelate thích hợp cho cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc cần chất lượng trái tốt, trong khi vi lượng vô cơ phù hợp với cây trồng thông thường.
  • Định lượng chính xác: Tránh lạm dụng phân bón, tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng được nhà sản xuất khuyến cáo để tránh tình trạng ngộ độc NPK vi lượng hoặc gây hại cho cây trồng.

Việc lựa chọn và sử dụng các loại phân NPK-TE phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cây trồng nhận đủ dưỡng chất, phát triển bền vững và đạt năng suất tối ưu. Hãy áp dụng những kiến thức trong bài viết này của Tomax Holding vào thực tế để mang lại vụ mùa bội thu và góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp xanh sạch

Đề mục

Comments are closed.