cách bón phân NPK cho sầu riêng

Bật mí cách bón phân NPK cho sầu riêng đạt năng suất vượt trội

Trong quá trình chăm sóc và trồng trọt sầu riêng, việc bón phân đóng vai trò quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng trái. Một trong những loại phân bón hiệu quả nhất hiện nay là phân NPK, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh. Vậy cách bón phân NPK cho sầu riêng như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Hãy cùng TOMAX Holding tìm hiểu những bí quyết vàng dưới đây để sầu riêng của bạn có thể đạt năng suất vượt trội!

cách bón phân NPK cho sầu riêng

Nguyên tắc bón phân NPK cho cây sầu riêng

Phân bón NPK đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dinh dưỡng đa lượng thiết yếu cho cây sầu riêng, do đó, việc bón phân này là cần thiết xuyên suốt quá trình phát triển của cây. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của sầu riêng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Do đó, các nhà vườn nên áp dụng công thức tính NPK phù hợp theo từng giai đoạn.

  • Giai đoạn sinh trưởng: Khi cây cần ra đọt, cần bón phân NPK với tỷ lệ đạm cao để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ.
  • Giai đoạn phân hóa mầm hoa: Sử dụng NPK với tỷ lệ lân cao phun qua lá nhằm kích thích sự chuyển giao từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn ra hoa.
  • Giai đoạn nuôi trái: Đặc biệt trong giai đoạn phát triển cơm, cần sử dụng NPK với tỷ lệ Kali cao để đảm bảo trái phát triển đầy đủ và chất lượng.

Cách bón lót phân NPK cho sầu riêng trước khi trồng

cách bón npk cho sầu riêng ngon

Việc bón lót phân NPK trước khi trồng sầu riêng là bước quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng nền tảng cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu. Dưới đây là hướng dẫn bón NPK cho sầu riêng chi tiết: 

Thời điểm lý tưởng để bón lót phân NPK cho cây sầu riêng là từ 10-15 ngày trước khi trồng. Việc này giúp cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây khi bắt đầu ra rễ.

Công thức bón lót sẽ bao gồm các loại phân hữu cơ (như phân chuồng hoai mục) kết hợp với phân NPK theo tỷ lệ cân bằng, cùng với vôi để điều chỉnh độ pH và sát khuẩn.

  • Phân hữu cơ: Sử dụng từ 15-30 kg phân chuồng hoai mục hoặc 1-2 kg phân hữu cơ vi sinh cho mỗi hố trồng.
  • Vôi: Để đảm bảo pH của đất ở mức tối ưu từ 6.0-6.5, cần đo pH đất và bổ sung vôi theo tỷ lệ phù hợp.
  • Phân NPK: Bón từ 200-300g Cytobase NPK 20-20-20+TE cho mỗi hố.

Thực hiện cách bón phân NPK cho sầu riêng trước khi trồng là một bước quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu. Để bón lót đúng cách, bạn cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Lên mô và đào hố trồng
Nhà vườn nên đắp mô cao ít nhất 0.5m và có đường kính từ 0.8-1m để dễ dàng kiểm soát nước trong quá trình ra hoa. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên đào mương để giảm thiểu hiện tượng ngập úng. Sau đó, đào hố trồng với kích thước 60x60x60 cm.

Bước 2: Trộn đều phân bón lót với phần đất đã đào từ hố, đảm bảo rằng khi lấp lại, độ cao sẽ bằng với mặt đất tự nhiên. Đợi từ 10-15 ngày trước khi bắt đầu trồng cây con.

Bước 3: Đào một lỗ chính giữa hố đã được trộn phân sao cho vừa với bầu cây giống.

Bước 4: Cẩn thận cắt bịch nilon để không làm tổn thương rễ, tránh làm bể bầu rễ. Nếu rễ trong bầu mọc ngược, cắt sát phần gốc bịch để kích thích sự phát triển của rễ.

Bước 5: Đặt cây vào hố trồng và lấp đất ngang bằng mặt bầu cây con.

Lưu ý: Cần trồng cây ngang bằng hoặc cao hơn mặt hố để tránh ngập úng.

Bước 6: Cắm cọc và buộc giữ cây con để tránh đổ ngã. Sau đó, phủ rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm (không phủ sát gốc cây) và che mát cây trong giai đoạn đầu (lưu ý không che quá 50% ánh sáng mặt trời).

Cách bón phân NPK cho cây sầu riêng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản

bón npk cho sầu riêng

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, việc bón phân NPK cho cây sầu riêng là rất cần thiết để giúp cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh, thân cành vững chắc và tán lá phát triển đồng đều. Dưới đây là hướng dẫn cách bón phân NPK cho sầu riêng trong giai đoạn này:

Sau khi trồng, chỉ tiến hành bón phân khi cây bắt đầu ra cơi đọt đầu tiên. Lượng phân bón nên được chia nhỏ thành nhiều lần (từ 4 đến 9 lần) hoặc chỉ bón hai lần (đầu mùa mưa và cuối mùa mưa), tùy thuộc vào khả năng lao động của nhà vườn.

Khi bón phân NPK cho cây sầu riêng, các bà con nên kết hợp với phân chuồng để cải thiện khả năng giữ phân NPK và phục hồi cấu trúc đất.

Phân hữu cơ: Sử dụng từ 10-30 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 3-5 kg phân hữu cơ vi sinh) cho mỗi cây mỗi năm, định kỳ 1 lần trong năm.

  • Năm 1 và năm 2: khoảng 10-20 kg/cây.
  • Năm 3 và năm 4: khoảng 25-30 kg/cây.

Bên cạnh đó, nên kết hợp bón phân chuồng với nấm sinh học Trichoderma để giảm thiểu nguy cơ từ các nấm bệnh như Phytophthora palmivora.

Phân vô cơ: Có thể sử dụng phân đơn (ure, lân, kali) hoặc phân NPK trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Tuổi cây (năm)Tổng liều lượng N-P-K nguyên chất (g/cây/năm)Cytobase NPK 20-20-20+TE (g/cây/năm)Ure (g/cây/năm)Kali Nitrat (g/cây/năm)
1200-300500-10002000
2300-4501000-15003000
3450-6001500-2000300-400100-200
4600-7502000-2500400-500400

Dưới đây là hướng dẫn cách bón phân NPK cho sầu riêng trong giai đoạn này:

  • Giai đoạn 1-2: Pha loãng phân NPK với nước và tưới xung quanh tán cây.
  • Giai đoạn từ năm 3 trở đi: Đào rãnh với kích thước rộng 10-15cm và sâu 5cm xung quanh tán cây, sau đó rắc đều phân và phủ đất lên.

Cách bón phân NPK cho sầu riêng trong thời kỳ kinh doanh

hướng dẫn bón npk cho sầu riêng

Trong thời kỳ kinh doanh, cây sầu riêng đã bắt đầu ra hoa, đậu quả nên cần bón phân NPK cho cây để đảm bảo năng suất và chất lượng trái. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách bón phân NPK cho sầu riêng trong thời kỳ này:

Phân hữu cơ: Sử dụng 20-30 kg phân chuồng hoai mục hoặc 3-4 kg phân hữu cơ vi sinh cho mỗi cây. Kết hợp với nấm Trichoderma để ngăn ngừa bệnh hại trong đất.

Phân NPK:

  • Công thức: Sử dụng phân NPK có hàm lượng đạm và lân cao để kích thích ra đọt và rễ, phục hồi sau thu hoạch. Có thể sử dụng Cytobase NPK 20-20-20+TE kết hợp với phân DAP theo tỷ lệ 1:1.
  • Liều lượng: 1-2 kg/cây.

  • Điều kiện xử lý ra hoa: Không nên kích thích ra hoa cho cây từ 1-3 năm tuổi, cây chưa trưởng thành, hoặc những cây có dấu hiệu sinh trưởng kém (lá thưa, ít hoặc bị bệnh thán thư).
  • Để đảm bảo cây đủ sức nuôi trái tốt, bộ lá cần có ít nhất 2 cơi lá (cây đã ra được 2 lần đọt và lá đã già hoàn chỉnh).

Giai đoạn 1 tháng trước khi xử lý ra hoa

  • Mục tiêu: Giảm sinh trưởng sinh dưỡng và phát tín hiệu hình thành mầm hoa.
  • Biện pháp kích thích: Giúp cây ra hoa tập trung, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa các đọt non và trái.
  • Cách thực hiện: Phun NPK lân cao (CytoGreen NPK 15-68-15) để thúc đẩy hình thành mầm hoa với liều lượng 0.3-0.5 kg cho 200L nước.

Giai đoạn 7 ngày trước khi xử lý ra hoa:

  • Bước 1: Phun CytoStop với nồng độ 500mL/200L nước để chặn đọt và già lá.
  • Bước 2: Bắt đầu xiết nước cho đến khi xử lý ra hoa.

Khi cây đã mở hết lưỡi mèo (mầm lá non):

  • Bước 1: Phun hỗn hợp xử lý ra hoa gồm: 2 chai CytoStop 500mL + 1 chai CytoCabo 500mL + 1 chai CytoGal Plus 500mL pha trong 500L nước.
  • Bước 2: Phủ bạt trên mặt đất để tạo sự khô hạn nhân tạo.
  • Bước 3: Xiết nước hoặc rút hết nước ra khỏi mương (đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Giai đoạn nhú mầm hoa (mắt cua) xuất hiện sau 20-30 ngày từ khi xử lý ra hoa. Để kích thích quá trình trổ hoa và phá trạng thái ngủ đông của mầm hoa, ngay khi mầm hoa nhú lên, hãy phun Kali Nitrat (KNO3) với nồng độ 0.5-1% (5-10g/L nước) lên bề mặt mầm hoa. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển đồng loạt của hoa và ngăn ngừa tình trạng mầm hoa bị “chai”.

Giai đoạn kéo mắt cua: Sau khi phá trạng thái ngủ đông thành công (dấu hiệu: mắt cua lớn nhanh). Sử dụng 500ml CytoGal Plus và 500ml CytoMin Plus hòa vào 500 lít nước, có thể kết hợp với thuốc nấm trong giai đoạn này.

Giai đoạn mắt cua 1 tuần – 10 ngày tuổi

  • Bước 1: Bón phân Cytobase NPK 20-20-20+TE kết hợp với phân ure theo tỷ lệ 3:1 hoặc phân bón 20-10-10 với liều lượng 0.5-0.7kg/cây.
  • Bước 2: Tưới nước đủ ẩm trong những ngày đầu, sau đó tăng dần lượng nước để mắt cua phát triển, tránh tình trạng ngập úng vì nước quá nhiều sẽ kích thích ra lá.

Giai đoạn kích đọt sầu riêng

  • Mục tiêu: Phát triển thêm một đợt lá để tăng cường quang hợp, cung cấp nguồn dinh dưỡng (carbohydrate – sản phẩm quang hợp) nuôi trái sau này.
  • Thời điểm: Khi mầm hoa xuất hiện khoảng 7-10 ngày (mầm hoa dài 4-5 cm).
  • Cách thực hiện: Phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao (NPK tỷ lệ 3:1:1) để kích thích sự phát triển của đọt non.
  • Lưu ý: Thời điểm kích thích cần đảm bảo lá non nở cùng lúc với hoa để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và đọt non. Nếu kích thích ra đọt muộn (khi hoa đã nở), hoa sẽ có nguy cơ rụng vì đọt non chưa đủ khả năng quang hợp, và cây sẽ ưu tiên dinh dưỡng cho đọt.

Giai đoạn búp 20 ngày

Mục tiêu: Nuôi mắt cua và đọt non.

  • Bước 1: Sử dụng NPK cân bằng (Cytobase 20-20-20+TE) để tập trung dinh dưỡng nuôi bông với liều lượng 0.5-1 kg/cây.
  • Bước 2: Sử dụng vi lượng (CytoCombi) và amino acid (CytoMin Plus) qua lá để làm cho lá xanh dày, khỏe, tăng cường khả năng quang hợp.

Giai đoạn búp 40 ngày (trước xổ nhụy 15 ngày): Sử dụng 1 chai CytoGal Plus 500mL, 1 chai CytoCabo 500mL và 2 gói CytoFive 100g pha trong 500mL nước (khoảng 2 phuy), sau đó, phun trực tiếp vào búp hoa.

Mục tiêu: Hạn chế rụng trái non.

  • Phun thuốc ngừa sâu bệnh.
  • Tưới nước đủ ẩm, vì thiếu nước sẽ làm trái phát triển kém.

Để nâng cao hiệu quả hạn chế rụng trái non, nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Phun phân bón lá NPK 15-30-15 với nồng độ 0.5-1% (5-10g/L nước) vào vị trí trái non và tán lá xung quanh, phun lần hai sau 10-15 ngày.
  • Sử dụng combo chống rụng trái non, dưỡng trái gồm 1 chai CytoMin Plus 1L kết hợp với 1 chai CytoCabo 1L pha trong 1000L nước.

Giai đoạn trái 7-10 ngày sau khi đậu trái: Đối với cây sầu riêng có nhiều cơi và lá, việc nuôi trái sẽ mang lại năng suất cao. Kích đọt sầu riêng bằng cách bón phân NPK có hàm lượng đạm cao (tỷ lệ 2:1:1 hay 3:2:1) và phun phân bón lá NPK đạm cao (tỷ lệ 3:1:1) để giúp lá non nhanh chóng phát triển. Điều này sẽ hạn chế tình trạng cây cùng lúc nuôi lá non và trái dẫn đến hiện tượng rụng trái. Tuy nhiên, kỹ thuật này yêu cầu kinh nghiệm, nếu nhà vườn chưa có nhiều kinh nghiệm, không nên tạo cơi đọt trong giai đoạn này.

Lưu ý: Tưới đủ nước, tránh để thiếu nước, làm trái phát triển kém, và phun thuốc ngừa sâu đục trái.

Giai đoạn 10-20 ngày sau khi đậu trái:

  • Phun thuốc ngừa sâu đục trái.
  • Phun Canxi Bo (CytoCabo) để khắc phục hiện tượng cháy múi trên giống Ri6.

Giai đoạn 20-25 ngày sau khi đậu trái:

Tỉa trái non lần 1: loại bỏ trái méo, chùm hoặc cành có nhiều trái.

  • Bước 1: Phun CytoStop với nồng độ 500mL/200L nước để chặn đọt, già lá và ngăn chặn sự ra đọt non, thực hiện 10-15 ngày/lần. Nếu đọt đã ổn định thì không cần phun thêm.
  • Bước 2: Thúc đẩy phát triển trái bằng Cytobase NPK 20-20-20+TE, có thể kết hợp với phân ure theo tỷ lệ 3:1 nếu cây có nhiều trái. Liều lượng trung bình từ 1-1.5kg/cây tùy theo tuổi cây và số trái.
  • Bước 3: Sử dụng amino acid (CytoMin Plus) với liều lượng 30mL/25L nước.

Lưu ý: Nên sử dụng phân không có gốc Clo như KCl.

Giai đoạn 55-60 ngày sau khi đậu trái:

  • Bước 1: Bón gốc phân Cytobase NPK 20-20-20+TE với liều lượng 0.5-1kg/cây.
  • Bước 2: Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục từ 1-2 kg/cây.

Lưu ý:

  • Phun Ca(NO3)2 với nồng độ 0.2% để hạn chế hiện tượng sượng cơm hoặc bổ sung Canxi Bo (CytoCabo) để khắc phục hiện tượng cháy múi trên sầu riêng Ri6.
  • Có thể phun amino acid (CytoMin Plus) vào trái để giúp trái phát triển đều.

Giai đoạn 75-80 ngày sau khi đậu trái:

  • Bước 1: Phun MgSO4 với nồng độ 0.2% để hạn chế sượng cơm.
  • Bước 2: Bón gốc phân Cytobase NPK 13-5-35 với liều lượng 0.5-1 kg/cây.

Lưu ý: Để giảm thiểu hiện tượng sượng cơm trên sầu riêng, nhà vườn nên sử dụng sản phẩm:

  • Phun MgSO4 với nồng độ 0.2%.
  • Hoặc combo chống sương cơm mạnh gồm 1 chai Cytogreen K57 500mL kết hợp 1 gói CytoCombi 25g pha trong 200L nước.

Lưu ý khi bón phân NPK cho cây sầu riêng

một số lưu ý bón npk cho sầu riêng

Khi tiến hành cách bón phân NPK cho cây sầu riêng, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo cây phát triển tốt, đạt năng suất cao, đồng thời bảo vệ môi trường đất và tránh cây trồng bị ngộ độc NPK. Dưới đây là các lưu ý cần nhớ khi bón NPK cho cây sầu riêng:

  • Tránh sử dụng các loại phân chứa Clo, vì chúng có thể gây ra tình trạng sượng trái.
  • Để chặn đọt non và tạo điều kiện cho cây ra hoa và đậu quả tốt, nên dùng Cytostop hoặc Kali Nitrat (KNO3) hoặc MKP phun lên lá, tuân theo nồng độ và hướng dẫn trên bao bì.
  • Liều lượng phân bón cần điều chỉnh tùy theo tuổi cây và đường kính tán cây.
  • Bón phân cách gốc cây 5-20cm, vì vùng gần gốc không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt.
  • Tưới đủ nước sau khi bón phân, tránh tình trạng khô hạn, có thể làm thất thoát dinh dưỡng do bay hơi.
  • Không bón phân NPK trong thời tiết nắng nóng, khi đất khô hoặc sau những trận mưa lớn, vì đất có thể bị bí và trời lạnh.
  • Vào mùa nắng, nên sử dụng phân NPK đạm cao để bù cho lượng dinh dưỡng mất đi do bốc hơi.
  • Ở những vùng đất phèn, nên tăng lượng lân so với nhu cầu của cây để bù cho lượng lân bị cố định trong đất phèn.

Việc bón phân NPK đúng cách không chỉ giúp cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ mà còn nâng cao năng suất và chất lượng trái. Bằng cách nắm vững cách bón phân NPK cho sầu riêng phù hợp với từng giai đoạn phát triển, bạn sẽ góp phần tối ưu hóa tiềm năng của cây và mang lại mùa vụ bội thu. Hãy áp dụng những bí quyết trong bài viết này của TOMAX để cây sầu riêng của bạn phát triển vượt trội mỗi năm!

Đề mục

Comments are closed.