kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng

Kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng hiệu quả, tiết kiệm

Kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng đúng cách là yếu tố quan trọng giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Phân lân cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển rễ và ra hoa. Bài viết này TOMAX Holding sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật sử dụng phân lân hiệu quả cho cây trồng, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí vừa tối ưu năng suất.

kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng

Kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng đúng và hiệu quả

Để bón phân lân cho cây trồng đúng và đạt hiệu quả cao, cần tuân thủ một số kỹ thuật quan trọng nhằm tối ưu hóa quá trình hấp thụ và giúp cây phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng cơ bản:

Phân lân hiện nay rất đa dạng, bao gồm dạng lỏng (polyphotphat), dạng rắn (MAP, DAP, supe lân), phân bón hỗn hợp (NPK) và phân lân tự nhiên (apatit, photphorit). Việc chọn loại phân phù hợp không chỉ đơn giản, mà còn phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau.

Với những vùng đất có địa hình dốc, mưa lớn khiến phân lân dễ bị rửa trôi, phân lân chậm tan như phân lân tự nhiên là lựa chọn lý tưởng vì giúp cây hấp thu dần dần, giảm thiểu thất thoát dưỡng chất. Đất chua cũng phù hợp với phân lân tự nhiên, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tùy theo độ pH đất và nhu cầu cây trồng, bà con có thể kết hợp phân lân tự nhiên với phân hòa tan để đạt hiệu quả tối ưu.

Ngược lại, với đất kiềm, đất vôi, hoặc trung tính, phân lân hòa tan nhanh như polyphotphat và supe lân giúp cây ngắn ngày tăng trưởng tốt hơn, đảm bảo năng suất. Việc kết hợp đạm và lân (như MAP, DAP) không chỉ cải thiện khả năng hấp thụ mà còn giảm thất thoát dưỡng chất so với bón riêng lẻ. Ngoài ra, phối hợp phân lân với phân chuồng, như 2% phân chuồng kết hợp với supe lân, cũng giúp nâng cao hiệu quả.

Mỗi loại phân lân có thành phần dinh dưỡng khác nhau, nên việc chọn loại phân phù hợp với nhu cầu cây trồng là rất quan trọng. Ví dụ, supe lân giàu lưu huỳnh (S) phù hợp cho cây cần nhiều lưu huỳnh, trong khi phân lân nung chảy chứa magiê (Mg) và silic (SiO2) giúp cải tạo đất thoái hóa và rửa trôi mạnh.

Để xác định tỷ lệ bón phân lân thích hợp, bước đầu tiên là hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, thông qua các phương pháp kiểm tra đất. Đất chứa lượng lớn phân lân ở dạng vô cơ và hữu cơ, qua quá trình khoáng hóa, phân lân hữu cơ sẽ chuyển thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng.

Ở các nền nông nghiệp tiên tiến, dịch vụ kiểm tra đất với chi phí hợp lý đã giúp nông dân dễ dàng xác định tỷ lệ bón phân hợp lý và đúng cách (bao gồm cả việc bón thúc và bón lót). Tại các khu vực chưa có điều kiện này, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và đưa ra các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng.

Tiếp theo, trong kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng, bà con cần sử dụng phân bón sao cho phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng và điều kiện thời tiết. Đặc biệt, bón lân vào những giai đoạn cây cần nhiều lân, như khi cây đang ươm mầm, mới trồng hoặc ruộng mạ. Các loại phân NPK chứa hàm lượng lân cao như Cytovita 15.30.15 hoặc MPK rất phù hợp cho những giai đoạn này. Đặc biệt, MPK là nguồn cung cấp lân quan trọng trong canh tác giá thể.

Phân lân dễ tiêu như supe lân và polyphotphat nên được bón vào gần thời điểm trồng, vì cây cần lượng lớn lân dễ tiêu cho giai đoạn phát triển ban đầu của rễ. Ngược lại, phân lân tự nhiên như apatit và photphorit cần thời gian chuyển hóa lâu hơn, vì vậy nên bón lót trước khi gieo trồng vài tháng để đảm bảo hiệu quả.

Cách bón phân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hấp thụ dinh dưỡng. Đặc biệt với những chất như lân có tính di động kém và dễ bị cố định, bón phân lân cùng với hạt giống hoặc gần khu vực rễ sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu. Điều này hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ rải phân lên bề mặt đất.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân

phương pháp bón phân lân hiệu quả

Sau khi tìm hiểu về kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng, TOMAX Holding sẽ bật mí cho bạn một số phương pháp để nâng cao hiệu quả của phân lân ngay bên dưới: 

  • Bón đúng thời điểm: Phân lân nên được bón vào giai đoạn cây trồng có nhu cầu lân cao nhất, chẳng hạn như khi cây còn nhỏ, trong giai đoạn ươm giống, ruộng mạ, hoặc ngay sau khi trồng.
  • Vị trí bón phân: Để phân lân phát huy tối đa hiệu quả, bà con nên bón phân càng gần rễ cây càng tốt. Với cây trồng cạn, nên bón phân theo hàng hoặc theo hốc để dưỡng chất thẩm thấu trực tiếp vào khu vực phát triển của rễ.
  • Kết hợp phân lân với phân chuồng: Sử dụng phân lân cùng với phân chuồng theo tỷ lệ phù hợp, cụ thể: 2% đối với supe lân và 3-5% đối với photphorit, giúp cải thiện hiệu quả hấp thụ và bổ sung dưỡng chất cho đất.
  • Phối hợp các loại phân lân: Việc kết hợp supe lân với các loại phân lân khác nhau sẽ gia tăng hiệu quả sử dụng, tùy thuộc vào nhu cầu của từng loại cây và đất.
  • Lựa chọn phân lân phù hợp với đất: Đối với đất chua và nghèo lân, bà con nên sử dụng phân lân tự nhiên. Với những loại đất bạc màu hoặc đất nhẹ thiếu magiê (Mg), phân lân nung chảy sẽ là lựa chọn tốt. Đối với đất kiềm hoặc trung tính, nên ưu tiên bón supe lân.
  • Lựa chọn phân lân phù hợp với cây trồng: Những cây có nhu cầu lân cao, cây trồng cạn hay các loại cây ngắn ngày nên sử dụng supe lân. Lúa và các cây họ đậu, phân xanh nên bón phân lân nung chảy hoặc phân lân tự nhiên.
  • Phân lân dùng để bón thúc hay bón lót: Chỉ có supe lân mới được sử dụng để bón thúc, còn các loại phân lân khác như photphorit hay apatit chỉ nên dùng bón lót để đảm bảo quá trình phân hủy diễn ra từ từ, cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây trồng.

Một số lưu ý khi sử dụng phân lân bạn nên biết

một số lưu ý khi thực hiện cách bón phân lân cho cây

Khi sử dụng phân lân cho cây trồng, cần chú ý đến một số yếu tố để đảm bảo cây hấp thu tốt và tránh những tác động tiêu cực cho đất và môi trường. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng phân lân:

  • Phân lân thường dùng bón lót, trừ một số loại như supe lân, polyphotphat, MAP, DAP, Cytovita 15.30.15 và MPK có thể dùng bón thúc.
  • Tùy vào tính chất đất (chua, kiềm, trung tính), bà con nên chọn loại phân lân phù hợp.
  • Kết hợp bón lân và đạm sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng lân, hạn chế sự thất thoát và cố định lân trong đất.
  • Tránh bón quá nhiều lân, vì điều này có thể làm cây thiếu hụt các nguyên tố vi lượng cần thiết.
  • Giữ độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước đều đặn và sử dụng các biện pháp che phủ đất (như rơm hoặc màng nilon) để hạn chế sự bay hơi và thất thoát lân.
  • Cày xới đất thường xuyên giúp đất thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho rễ cây phát triển và hấp thụ lân tốt hơn.

Việc áp dụng đúng kỹ thuật bón phân lân cho cây trồng không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Hãy chọn phương pháp bón phân phù hợp và điều chỉnh lượng phân theo nhu cầu của từng loại cây để đảm bảo sự phát triển bền vững. Cùng TOMAX chăm sóc cây trồng một cách khoa học để đạt được kết quả như mong muốn nhé!

Đề mục

Comments are closed.