Với hàm lượng cao các chất đạm, khoáng chất và vi lượng, đạm cá ngày càng được ưa chuộng trong nông nghiệp bền vững. Vậy, tác dụng của đạm cá đối với cây trồng là gì? Bài viết này TOMAX Holding sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về 7 lợi ích nổi bật mà đạm cá mang lại, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và nâng cao năng suất.
Đạm cá là gì?
Trước khi tìm hiểu tác dụng của đạm cá đối với cây trồng, bà con hãy cùng TOMAX tìm hiểu đạm cá là gì và dùng cho những loại cây trồng nào để đạt năng xuất cao?
Đạm cá là một loại phân bón hữu cơ sinh học được chiết xuất từ cá tươi, thông qua quá trình thủy phân dưới tác động của enzyme protease sinh học (men vi sinh emzeo). Quá trình này chuyển hóa các bộ phận như cơ thịt, đầu, xương, nội tạng và vây cá thành dịch đạm sinh học, dễ dàng hấp thụ khi bón cho cây trồng. Với dạng lỏng, đạm cá thường được gọi là dịch đạm cá và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như acid amin, đạm, lân, vitamin thiết yếu, và kali.
Đạm cá còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như phân cá, đạm cá vi sinh. Đây là sản phẩm đạm sinh học tự nhiên, được sản xuất từ cá tươi hoặc phế thải cá bằng cách lên men vi sinh. Dưới tác dụng của các enzyme thủy phân, dinh dưỡng từ cá được chuyển thành các chất như acid amin, vitamin, khoáng chất để cây trồng dễ dàng hấp thu, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, đạm cá phải trải qua quá trình chế biến và lên men kỹ lưỡng, tạo ra dịch đạm cao cấp giúp cây dễ dàng hấp thu toàn bộ dưỡng chất. Đây là một giải pháp tối ưu trong nền nông nghiệp hữu cơ hiện nay, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Đạm cá phù hợp với loại cây nào?
Đạm cá là loại phân bón hữu cơ sinh học được nhiều người trồng ưa chuộng nhờ tính linh hoạt và hiệu quả vượt trội. Dưới đây là các loại cây trồng phù hợp với đạm cá và tác dụng cụ thể của nó đối với từng nhóm cây:
- Đối với cây cảnh và hoa cảnh: Đạm cá giúp cây cảnh và hoa phát triển nhanh chóng, thúc đẩy quá trình ra hoa, giúp hoa nở to, màu sắc rực rỡ và bền lâu hơn.
- Đối với cây lương thực và cây công nghiệp: Với những loại cây trồng quy mô lớn, đạm cá đang được ưa chuộng nhờ hiệu quả vượt trội, an toàn và giá thành hợp lý. Đặc biệt, đạm cá giúp cây thích ứng tốt với các loại đất bị bạc màu hay ngộ độc do phân bón hóa học, cải thiện đáng kể năng suất và chất lượng cây trồng.
- Đối với cây ăn trái: Đạm cá hỗ trợ tốt cho quá trình đậu trái, giúp tăng chất lượng và hương vị của quả. Tính an toàn và không gây hại của đạm cá khiến nó được nhiều nhà vườn lựa chọn, giúp nâng cao chất lượng trái cây một cách tự nhiên và bền vững.
- Đối với cây rau màu: Đạm cá có tác dụng tuyệt vời đối với rau màu, đặc biệt với các loại rau hữu cơ. Nó không chỉ cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ mà còn tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống lại sâu bệnh tốt hơn, đảm bảo rau phát triển khỏe mạnh, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
7 tác dụng của đạm cá đối với cây trồng ít ai biết
Đạm cá là một loại phân bón sinh học hữu cơ được nhiều nhà nông ưa chuộng nhờ các lợi ích nổi bật mà nó mang lại cho cây trồng. Cùng Chế phẩm vi sinh tìm hiểu 7 tác dụng của đạm cá đối với cây trồng nhé!
Cung cấp đạm sinh học và dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng
Đạm cá cung cấp dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là đạm sinh học, các khoáng chất và acid amin giúp cây phát triển toàn diện. Sản phẩm này bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, giúp cây trồng hấp thụ và phát triển một cách tối ưu. Sử dụng đạm cá có thể giúp giảm tới 50% lượng phân bón hóa học, giúp canh tác bền vững và hiệu quả hơn.
Kích thích cây trồng phát triển mạnh mẽ, ra hoa và đậu trái tốt hơn
Với thành phần giàu acid amin, phân bón đạm cá giúp cây hấp thu nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ. Đạm cá kích thích rễ khỏe, cây đâm chồi nhanh, hoa nở nhiều, bông lớn và lâu tàn. Cây trồng sử dụng đạm cá không chỉ xanh lá, củ to, quả lớn mà còn có vẻ ngoài đẹp mắt và đồng đều.
Tăng sức đề kháng và giảm sâu bệnh cho cây
Đạm cá cung cấp nhiều khoáng chất dễ tiêu và các chất kích thích tố sinh học, giúp cây hoàn thiện hệ thống miễn dịch và tăng khả năng tự vệ trước sâu bệnh. Đặc biệt, lưu huỳnh dễ tiêu trong đạm cá giúp cây sinh tổng hợp các chất có khả năng chống lại nấm hại và giảm thiểu tác hại từ tuyến trùng. Đồng thời, các dưỡng chất như lysine, proline, serine giúp cây trồng giảm căng thẳng và kích thích phát triển.
Nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây
Đạm cá giúp kích thích rễ phát triển nhanh chóng và nâng cao hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Các kim loại dễ tiêu như Mangan, Sắt, Kẽm liên kết với acid amin trong phân đạm cá, hạn chế mất mát dinh dưỡng và giúp cây dễ dàng chuyển hóa các chất thiết yếu, giúp cây sử dụng tối đa chất dinh dưỡng cung cấp.
Điều chỉnh độ pH và cải tạo đất hiệu quả
Đạm cá giúp cải thiện kết cấu đất, làm cho đất trở nên tơi xốp và giữ ẩm tốt hơn, đồng thời cung cấp các hệ vi sinh vật giúp đất bạc màu trở nên giàu mùn và dinh dưỡng. Sử dụng dịch đạm cá định kỳ còn kích thích giun đất phát triển, gián tiếp cải thiện độ phì nhiêu của đất, giúp cây trồng hấp thu hiệu quả các dưỡng chất khó tiêu. Đạm cá cũng có khả năng điều chỉnh pH của đất về mức trung tính, góp phần giải quyết tình trạng đất bị ngộ độc.
Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích và cân bằng sinh thái đất
Đạm cá được ủ lên men tạo ra chế phẩm dịch đạm giàu vi sinh, giúp kích thích hệ vi sinh vật có lợi phát triển mạnh mẽ trong đất. Các vi sinh vật hữu ích này không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn ức chế và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, tạo môi trường cân bằng sinh thái lý tưởng cho cây trồng.
Bảo vệ cây trồng và giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
Chế phẩm đạm cá có tác dụng như một lớp bảo vệ giúp cây trồng đối kháng với các tác nhân gây hại từ môi trường, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
Sử dụng đạm cá trong canh tác không chỉ giúp cây trồng khỏe mạnh, năng suất cao mà còn giúp bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Trên đây là những tác dụng của đạm cá đối với cây trồng mà bà con nên nắm vững để có kế hoạch bón phân hợp lý cho cây trồng của mình.
Xem thêm: Các loại phân đạm phổ biến hiện nay
Cách sử dụng đạm cá hiệu quả cho từng loại cây trồng
Đạm cá là loại phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, an toàn và phù hợp với hầu hết các loại cây trồng. Đặc tính nổi bật của phân bón đạm cá là khả năng giúp cây thích ứng tốt với đất bạc màu hoặc đất bị ngộ độc do sử dụng phân bón hóa học. Loại phân này rất hiệu quả khi cây thiếu đạm, hoặc trong các giai đoạn bón thúc, ra hoa và đậu trái. Để sử dụng đạm cá hiệu quả, bà con cần tuân thủ nguyên tắc “đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng cách sử dụng”. Có hai phương pháp chính để sử dụng đạm cá: tưới gốc và phun lá.
Cách sử dụng đạm cá cho lan, hoa hồng và hoa kiểng
Sử dụng đạm cá cho cây lan, hoa hồng, và hoa kiểng giúp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, tăng cường sức sống và kháng bệnh cho cây. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng đạm cá cho từng loại cây này:
Đối với lan
- Kích rễ và chăm sóc kie lan mới ươm: Pha 1 lít đạm cá với 300 lít nước sạch, thêm 100gr Humic và 100gr Trichoderma. Phun đều đặn lên toàn cây mỗi tuần một lần.
- Sau khi ra hoa: Pha 1 lít đạm cá với 250 lít nước sạch và 100gr Trichoderma. Phun đều lên cây mỗi 3 tuần một lần.
Đối với hoa hồng
- Cây hoa hồng mới trồng: Pha 1 lít đạm cá với 300 lít nước và 100gr Trichoderma. Phun ướt đều lá, thân, gốc, định kỳ 2-3 tuần/lần.
- Cây chuẩn bị ra nụ: Pha 1 lít đạm cá với 250 lít nước, thêm 150gr Trichoderma và 100gr Humic. Tưới mỗi gốc từ 1-2 lít.
- Sau khi cắt bông: Pha 1 lít đạm cá với 200 lít nước, 100gr Humic và 100gr Trichoderma. Tưới mỗi gốc 2-3 lít.
Đối với hoa kiểng khác: Pha loãng: Dùng 15-20ml đạm cá pha với 1 lít nước sạch. Tưới đều định kỳ 7-10 ngày/lần.
Cách sử dụng đạm cá cho rau màu
Sử dụng đạm cá cho rau màu là cách hữu hiệu để cung cấp dinh dưỡng, giúp rau phát triển nhanh, xanh tốt và cho năng suất cao. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng đạm cá cho rau màu:
- Pha loãng: Pha 50-100ml đạm cá với 20 lít nước sạch. Tưới hoặc phun đều lên luống rau.
- Lịch bón phân: Lần bón đầu tiên sau 4 ngày gieo hạt, lần thứ hai sau 20-25 ngày, và lần cuối sau 30-35 ngày. Đối với các loại rau ăn lá như xà lách, cải bắp, nên tưới đạm cá định kỳ 5-7 ngày/lần; còn với bí, ớt, cà chua, nên tưới 7-10 ngày/lần.
Cách sử dụng đạm cá cho cây ăn trái và cây công nghiệp
Đạm cá là một loại phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp cây phát triển mạnh mẽ và cải thiện chất lượng quả và sản phẩm cây trồng. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng đạm cá cho cây ăn trái và cây công nghiệp:
Đối với cây ăn trái (sầu riêng, xoài, cam, quýt)
- Cây còn non: Pha 1 lít đạm cá với 250 lít nước sạch và 100gr Trichoderma. Tưới 3-5 lít/gốc định kỳ 3 tuần/lần.
- Khi ra trái: Pha 1 lít đạm cá với 200 lít nước sạch, thêm 100gr Trichoderma và tưới mỗi gốc 5 lít. Phun lá với tỉ lệ 1 lít đạm cá pha với 300 lít nước.
- Sau thu hoạch: Pha 1 lít đạm cá với 250 lít nước, thêm 100gr Trichoderma và 100gr Humic. Tưới mỗi gốc 5 lít, định kỳ 2 tuần/lần.
Đối với cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu, chè): Pha loãng: Pha 1 lít đạm cá với 200 lít nước sạch và tưới mỗi gốc từ 3-5 lít. Nên bón từ 6-8 lần mỗi năm, mỗi lần cách nhau 1-2 tháng.
Cách sử dụng đạm cá cho cây lương thực
Các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai: Pha 50-100ml đạm cá với 20 lít nước sạch, tưới mỗi ha sử dụng từ 9-10 lít. Bón 2-3 lần mỗi vụ: lần đầu sau khi gieo 3-5 ngày, lần thứ hai sau 40-45 ngày và lần cuối sau 65-70 ngày gieo trồng.
Một số lưu ý khi sử dụng đạm cá bạn nên biết
Để tối ưu hóa hiệu quả của đạm cá trong canh tác và đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, người trồng cần lưu ý những điểm sau:
- Không kết hợp với phân bón hóa học: Đạm cá chứa nhiều vi sinh vật có lợi, nếu dùng chung với phân thuốc hóa học sẽ làm giảm hiệu quả. Nên sử dụng đạm cá sau khi dùng thuốc bảo vệ thực vật từ 3-5 ngày.
- Kết hợp cùng phân sinh học khác: Có thể sử dụng phân bón đạm cá xen kẽ với dịch chuối, phân GE, dịch đậu nành để tăng hiệu quả. Pha tỉ lệ 1:1 và tăng lượng nước lên gấp đôi khi sử dụng kèm.
- Hạn chế trong một số giai đoạn: Giảm lượng đạm cá khi cây tạo củ, ra hoa mạnh, tạo quả, thay vào đó nên cung cấp phốt pho.
- Vị trí tưới phù hợp: Đối với cây ăn quả và cây công nghiệp, nên tưới quanh gốc cây với bán kính từ 25-35cm để rễ non tiếp xúc tốt hơn. Với rau màu, có thể phun đều lên luống rau.
- Kết hợp với phân bón Humic: Pha 1 lít đạm cá với 200gr Humic và 200-300 lít nước sạch để kích thích rễ phát triển mạnh và cân bằng pH đất.
- Không lạm dụng đạm cá: Chỉ nên sử dụng đúng liều lượng và định kỳ. Việc sử dụng quá mức có thể gây lãng phí mà không mang lại hiệu quả tương xứng.
Bài viết có liên quan: Một số lưu ý khi bón phân Kali mà nông dân phải biết
Tác dụng của đạm cá đối với cây trồng không chỉ nằm ở khả năng cung cấp dinh dưỡng dồi dào mà còn giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe đất và hỗ trợ phát triển bền vững. Việc sử dụng đạm cá đúng cách sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho cây trồng, giúp chúng phát triển mạnh mẽ và cho ra sản lượng cao. TOMAX hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đạm cá và cách sử dụng nó để đạt được hiệu quả tốt nhất trong trồng trọt.